Công khai các thông tin về nhà trường phục vụ thi tuyển các chức danh lãnh đạo quản lý

CƠ CẤU NHIỆM VỤ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN
TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM
NĂM HỌC 2023-2024
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-THPTNTN ngày /9/2023 của
Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Thì Nhậm)

I. HIỆU TRƯỞNG – Nguyễn Hải Sơn
1. Chức năng: Hiệu trưởng trường trung học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường.
2. Nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng:
2.1. Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường theo quy định; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; tổ chức thành lập hội đồng trường theo quy định.
2.2. Tổ chức xây dựng chiến lược, tầm nhìn, mục tiêu, quy hoạch phát triển nhà trường; quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; kế hoạch giáo dục hằng năm của nhà trường để trình hội đồng trường phê duyệt và tổ chức thực hiện;
2.3. Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và các quyết định của hội đồng trường trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
2.4. Thực hiện tuyển dụng, quản lý giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật;
2.5. Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh trung học phổ thông (nếu có) và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
2.6. Quản lý tài chính và tài sản của nhà trường;
2.7. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; thực hiện quy chế dân chủ, trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục trong tổ chức hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;
2.8. Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động; thực hiện công khai đối với nhà trường và xã hội theo quy định của pháp luật;
2.9. Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định; tham gia dạy học theo quy định về định mức giờ dạy đối với hiệu trưởng;
2.10. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
II. TỔ CHUYÊN MÔN
A. Tổ trưởng chuyên môn – Nguyễn Thị Phượng, Hoàng Thị Hạnh, Trần Hương Giang, Đỗ Thị Nga, Nguyễn Thị Hương Huệ.
1. Chức năng
1.1 Thực hiện sự chỉ đạo và quản lý của Hiệu trưởng; giúp Hiệu trưởng quản lý điều hành tổ chuyên môn.
1.2 Chấp hành tốt luật pháp của nhà nước.
2. Nhiệm vụ
2.1 Lập kế hoạch của Tổ cho mỗi tháng và năm học.
2.2 Triển khai nội dung các yêu cầu của Hiệu trưởng đến từng thành viên trong tổ (Quy chế chuyên môn, hội thảo, chuyên đề, thống nhất các nội dung giáo dục, ra đề kiểm tra, đề cương…).
2.3 Phân công công việc cho từng tổ viên.
2.4 Quản lý, đôn đốc, kiểm tra, giúp đỡ các thành viên trong tổ.
2.5 Chủ động đề xuất với Hiệu trưởng các vấn đề phát sinh và giải pháp thực hiện.
2.6 Sáng tạo, linh hoạt, phát huy các yếu tố tích cực; kịp thời uốn nắn các biểu hiện lệch lạc.
2.7 Thực hiện các hoạt động khác khi được Hiệu trưởng phân công, ủy quyên.
2.8 Tổ chức sinh hoạt tổ mỗi tháng 2 lần. Tổ chức chuyên đề, hội thảo; kiểm tra hồ sơ chuyên môn của các tổ viên…
2.9 Thực hiện tốt các chế độ báo cáo.
3. Báo cáo
3.1 Thực hiện báo cáo với Hiệu trưởng về những công việc của tổ mỗi tháng một lần (vào tuần họp liên tịch và họp tổ chuyên môn).
3.2 Nội dung báo cáo bao gồm: Việc thực hiện kế hoạch chất lượng của tổ (các công việc tổ phải làm, tiến độ thực hiện, chất lượng công việc, đề xuất các giải pháp thực hiện); Mỗi phần việc báo cáo tập trung vào các vấn đề sau đây:
a) Các công việc đã làm tốt.
b) Các công việc còn tồn tại.
c) Kế hoạch sẽ thực hiện trong thời gian tới.
3. Nhiệm kỳ của tổ trưởng: là 01 năm và được Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm vào đầu năm học trên cơ sở tham khảo giới thiệu của tổ chuyên môn.
B. Tổ phó chuyên môn – Phan Ngọc Mai, Trịnh Thị Nga, Vương Văn Phan, Nguyễn Thị Minh Ngọc.
1. Chức năng
1.1 Thực hiện sự chỉ đạo và quản lý của Hiệu trưởng; giúp tổ trưởng quản lý điều hành các phần việc được phân công trong tổ chuyên môn.
1.2 Chấp hành tốt luật pháp của nhà nước.
2. Nhiệm vụ
2.1 Thực hiện các công việc được tổ trưởng phân công, ủy quyền.
2.2 Tham mưu, bàn bạc với tổ trưởng về các vấn đề xuất với Hiệu trưởng.
2.3 Thực hiện các hoạt động khác khi được Hiệu trưởng phân công ủy quyền
3. Nhiệm kỳ của tổ phó: là 01 năm, được Hiệu trưởng bổ nhiệm vào đầu năm học mới trên cơ sở tham khảo giới thiệu của tổ chuyên môn.
C. Giáo viên (có danh sách kèm theo)
1. Chức năng
1.1 Là viên chức thực hiện chỉ đạo quản lý của lãnh đạo nhà trường.
1.2 Thực hiện công tác giáo dục theo sự phân công của lãnh đạo nhà trường. Thực hiện theo Điều lệ nhà trường, theo quyết định của Hiệu trưởng.
1.3 Chấp hành tốt luật pháp của Nhà nước.
2. Nhiệm vụ
2.1 Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường, theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
2.2 Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
2.3 Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;
2.4 Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định, phân công của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
2.5 Giữ gìn phẩm chất, danh dự, đạo đức và uy tín của nhà giáo; hành vi, ngôn ngữ ứng xử đúng mực, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh; Trang phục phù hợp với hoạt động sư phạm, không sử dụng điện thoại khi đang dạy học trên lớp;
2.6 Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;
2.7 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công theo quy định.
3. Báo cáo
3.1. Thực hiện báo cáo với Tổ trưởng về những phần việc được phân công (mỗi tháng hai lần vào thời gian sinh hoạt tổ);
3.2 Nội dung báo cáo bao gồm: Việc thực hiện kế hoạch chất lượng được giao (công việc phải làm, tiến độ thực hiện, chất lượng công việc, đề xuất các giải pháp thực hiện); Mỗi phần việc báo cáo tập trung vào các vấn đề sau đây:
a) Các công việc đã làm tốt.
b) Các công việc còn tồn tại.
c) Các công việc sẽ thực hiện trong thời gian tới.
D. Giáo viên chủ nhiệm (có danh sách kèm theo)
Giáo viên chủ nhiệm ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thì phải thực hiện thêm các nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm như sau:
1.1. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;
1.2. Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;
1.3. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;
1.4. Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;
1.5. Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng hoặc định kỳ vào mỗi tháng; nội dung báo cáo tập trung vào những vấn đề thuộc lĩnh chủ nhiệm:
a) Các công việc đã làm tốt.
b) Các công việc còn tồn tại.
c) Các công việc sẽ thực hiện trong thời gian tới.
III. THƯ KÝ – Phạm Thị Thu Hằng
1. Chức năng
1.1. Thực hiện sự quản lý của Hiệu trưởng; giúp Hiệu trưởng ghi chép, tổng hợp, thống kê và sắp xếp một số lịch công tác theo ủy quyền.
1.2. Chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước.
2. Nhiệm vụ:
2.1. Nắm vững những quy định của Bộ GDĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội về một số lĩnh vực: Giáo dục đạo đức, chuyên môn…
2.2. Thực hiện ghi chép, tổng hợp, thống kê… nội dung các buổi họp: Giao ban Ban Giám hiệu, Liên tịch nhà trường, Hội đồng trường, Hội đồng thi đua, Hội đồng giáo dục. Tổng hợp kết quả thi đua, đánh giá, xếp loại công chức, viên chức hàng tháng, hàng năm. Tổng hợp đánh giá chuẩn HT, HP, GV.
2.3. Tổng hợp các ý kiến trong Hội nghị liên tịch và triển khai trong Hội đồng trường.
2.4. Chủ động đề xuất với Hiệu trưởng các vấn đề phát sinh và giải pháp thực hiện.
2.5. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phân công, ủy quyền.
3- Báo cáo
Thực hiện báo cáo tổng hợp với Hiệu trưởng vào buổi giao ban Ban Giám hiệu hàng tuần hoặc đột xuất khi Hiệu trưởng yêu cầu.
IV. BÍ THƯ ĐOÀN TRƯỜNG – Lê Thị Trà
1. Chức năng
1.1 Thực hiện sự quản lý của Hiệu trưởng; giúp Hiệu trưởng về công tác thanh niên trong trường học.
2.1 Chấp hành tốt luật pháp của nhà nước.
2. Nhiệm vụ
2.1 Nắm vững những qui định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội, Huyện Đoàn về công tác thanh niên trong trường học.
2.2 Lập kế hoạch chất lượng trong công tác thanh niên.
2.3 Tham mưu với Hiệu trưởng về công tác thanh niên trong trường học.
2.4 Phối hợp với Ban Giám hiệu, Hội Liên Hiệp Thanh niên, Công đoàn và các tổ chức khác để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học, đến quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, thanh niên, học sinh.
2.5 Tổ chức chỉ đạo, triển khai công tác thanh niên; phong trào thanh niên tình nguyện.
2.6 Phát triển đoàn viên mới, trưởng thành đoàn quản lý đoàn viên, rèn luyện đoàn viên, phân loại đoàn viên. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, quản lý, đánh giá và chính sách cán bộ Đoàn.
2.7 Công tác Đoàn vụ: Sổ sách, tài liệu, nghiệp vụ của Đoàn, quản lý, lưu trữ tài liệu, sổ đoàn viên, đoàn phí; quản lý và sử dụng các khoản thu phục vụ công tác Đoàn theo đúng quy định.
2.8 Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phân công, ủy quyền.
3. Báo cáo
3.1 Thực hiện báo cáo với Hiệu trưởng về công tác thanh niên của nhà trường (các buổi giao ban với Đoàn trường, buổi họp Liên tịch).
3.2 Nội dung báo cáo bao gồm: Việc thực hiện kế hoạch chất lượng trong công tác thanh niên (kế hoạch công tác, tiến độ thực hiện, chất lượng công việc, đề xuất các giải pháp thực hiện); Mỗi phần việc báo cáo tập trung vào các vấn đề
a) Các công việc đã làm tốt.
b) Các công việc còn tồn tại.
c) Kế hoạch công tác sẽ thực hiện trong thời gian tới.
V. KHỐI TRƯỞNG, NHÓM TRƯỞNG – Đỗ Thị Luyến, Hà Thu Hiền, Phan Ngọc Mai, Ngô Thị Thủy Ngân, Vũ Thị Lân, Hoàng Anh, Phan Ngọc Thảo, Nguyễn Thị Hồng Anh.
Chức năng, nhiệm vụ:
1.1 Lập kế hoạch và triển khai công việc chuyên môn theo yêu cầu của Hiệu trưởng hoặc của Tổ trưởng đến từng thành viên trong khối, nhóm phụ trách.
1.2 Phân công công việc cho từng thành viên; đôn đốc, kiểm tra, giúp đỡ các thành viên trong khối, nhóm.
1.3 Chủ động đề xuất với Tổ trưởng hoặc Hiệu trưởng về các vấn đề phát sinh trong khối, nhóm và giải pháp thực hiện.
1.4 Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng hoặc Tổ trưởng phân công, ủy quyền.
1.5 Thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định về lĩnh vực được phân công.
VI. TỔ VĂN PHÒNG
A. Tổ trưởng tổ Văn phòng – Lê Kim Tuyến
1. Chức năng
1.1 Thực hiện sự chỉ đạo và quản lý của Hiệu trưởng; giúp Hiệu trưởng quản lý điều hành tổ Văn phòng.
1.2 Chấp hành tốt luật pháp của nhà nước.
2. Nhiệm vụ:
2.1 Triển khai nội dung các yêu cầu của Hiệu trưởng đến từng thành viên trong tổ.
2.2 Phân công công việc cho từng tổ viên, phân công lịch trực cho nhóm bảo vệ.
2.3 Quản lý, đôn đốc, kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ.
2.4 Chủ động đề xuất với Hiệu trưởng các vấn đề phát sinh và giải pháp thực hiện.
2.5 Sáng tạo, linh hoạt phát huy các yếu tố tích cực; kịp thời uốn nắn các biểu hiện lệch lạc.
2.6 Thực hiện các hoạt động khác khi được Hiệu trưởng phân công, ủy quyền.
2.7 Tổ chức họp tổ mỗi tháng hai lần.
2.8 Thực hiện tốt các chế độ báo cáo.
3. Báo cáo
3.1 Thực hiện báo cáo với Hiệu trưởng về những công việc của Tổ mỗi tháng một lần (trong cuộc họp liên tịch).
3.2 Nội dung báo cáo bao gồm: Việc thực hiện kế hoạch của tổ (các công việc tổ phải làm, tiến độ thực hiện, chất lượng công việc, đề xuất các giải pháp thực hiện). Mỗi phần việc báo cáo tập trung vào các vấn đề sau đây:
a) Các công việc đã làm tốt.
b) Các công việc còn tồn tại.
c) Các công việc sẽ thực hiện trong thời gian tới.
4. Nhiệm kỳ của tổ trưởng: là 01 năm được Hiệu trưởng bổ nhiệm vào đầu năm học trên cơ sở tham khảo giới thiệu của tổ Văn phòng.
B. Tổ phó tổ Văn phòng
1. Chức năng
1.1 Thực hiện sự chỉ đạo và quản lý của Hiệu trưởng; giúp tổ trưởng quản lý điều hành các phần việc được phân công trong tổ Văn phòng.
1.2 Chấp hành tốt luật pháp của nhà nước.
2. Nhiệm vụ
2.1 Thực hiện các công việc được tổ trưởng phân công, ủy quyền. Phụ trách nhóm bảo vệ.
2.2 Tham mưu, bàn bạc với tổ trưởng về các vấn đề xuất với Hiệu trưởng.
2.3 Thực hiện các hoạt động khác khi được Hiệu trưởng phân công ủy quyền
3. Nhiệm kỳ của tổ phó: là 01 năm, được Hiệu trưởng bổ nhiệm vào đầu năm học mới trên cơ sở tham khảo giới thiệu của thành viên trong tổ.
C. Tổ viên
1. Chức năng
1.1 Là cán bộ thực hiện sự chỉ đạo và quản lý của lãnh đạo nhà trường.
1.2 Chấp hành tốt luật pháp của nhà nước.
2. Nhiệm vụ
2.1 Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được phân công theo quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động.
2.2 Đảm bảo kết quả và hiệu quả cao trong công tác.
2.3 Thực hiện các hoạt động khác khi được Lãnh đạo nhà trường phân công, uỷ quyền.
3. Báo cáo
3.1 Thực hiện báo cáo với Tổ trưởng về những phần việc được phân công (hai tuần một lần vào thời điểm họp tổ).
3.2 Nội dung báo cáo bao gồm: Việc thực hiện công việc được giao (công việc phải làm, tiến độ thực hiện, chất lượng công việc, đề xuất các giải pháp thực hiện). Mỗi phần việc báo cáo tập trung vào các vấn đề sau đây:
a) Các công việc đã làm tốt.
b) Các công việc còn tồn tại.
c) Các công việc sẽ thực hiện trong thời gian tới.
VII. VĂN THƯ – Lê Kim Tuyến
Chức năng, nhiệm vụ:
1.1 Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ; tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao, xử lý văn bản đi, đến; lưu trữ công văn, tài liệu, hồ sơ, sổ sách hành chính và các con dấu theo đúng quy định; Thực hiện kiểm tra, xử lý công văn, báo cáo qua hòm thư điện tử của nhà trường đảm bảo kịp thời, chính xác.
1.2 Soạn thảo công văn, quyết định cho Trường; kiểm tra thể thức văn bản, đóng dấu văn bản;
1.3 Quản lí, lưu trữ hồ sơ, sổ điểm, học bạ học sinh;
1.4 Thực hiện các báo cáo thống kê về công tác văn thư, lưu trữ và các nghiệp vụ hành chính văn phòng ;
1.5 Thực hiện các nhiệm vụ hành chính khác theo phân công của Hiệu trưởng.
VIII. KẾ TOÁN – Nguyễn Thị Huế
Chức năng, nhiệm vụ:
1. Kế toán
1.1 Lập dự toán, quyết toán, kế hoạch thu chi tài chính theo quy định;
1.2 Mở sổ theo dõi, ghi chép, cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác các khoản thu, chi tài chính phát sinh vào hồ sơ, sổ sách theo quy định.
1.3 Xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ.
1.4 Thiết lập và cập nhật, ghi chép hồ sơ sổ sách liên quan đến công tác kế toán; bảo quản, lưu trữ các chứng từ, hồ sơ, sổ sách kế toán theo quy định.
1.5 Lập các báo cáo tài chính.
1.6 Theo dõi, quản lý, sử dụng tài sản; công khai tài chính.
1.7 Thực hiện các nhiệm vụ tài chính khác theo phân công của Hiệu trưởng.
2. Tổ chức cán bộ (kiêm nhiệm)
2.1 Thực hiện chế độ, chính sách và tiền lương đối với công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo NĐ68: nâng lương trước hạn, nâng lương thường xuyên, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nhà giáo.
2.2 Thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội đối với công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo NĐ68: nâng lương, thai sản, ốm đau, nghỉ không lương, thuyên chuyển, thôi việc, nghỉ hưu.
2.3 Quản lý, lưu trữ, theo dõi, cập nhật hồ sơ công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo NĐ68; duyệt lương hàng quý với Sở Giáo dục và Đào tạo bằng phần mềm PMIS.
2.4 Thực hiện hợp đồng với giáo viên thỉnh giảng, nhân viên hợp đồng trường theo quy định.
2.5 Thực hiện báo cáo và các công việc liên quan khác theo phân công của Hiệu trưởng.
IX. THỦ QUỸ (kiêm nhiệm) – Lê Thị Trà
Chức năng, nhiệm vụ:
1.1 Mở sổ theo dõi, ghi chép, cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác các khoản thu chi tiền mặt vào hồ sơ, sổ sách theo quy định.
1.2 Thực hiện các giao dịch với kho bạc, ngân hàng, cơ quan cấp trên và khách hàng về thu chi tiền mặt phát sinh.
1.3 Quản lý tiền mặt của nhà trường, phát các khoản chi, tiếp nhận các khoản thu theo đúng quy định; tiền mặt tồn quỹ phải được lưu giữ tại két của nhà trường, không được để ở nhiều nơi hoặc mang ra khỏi trường không đúng quy định. Không để tiền của cá nhân vào trong két; không cho cá nhân vay, mượn, tạm ứng không đúng quy định. Tiền mặt phải được sắp xếp, phân loại theo mệnh giá và được kiểm đếm lại vào cuối ngày;
1.4 Hàng ngày, cùng Kế toán nhà trường kiểm kê quỹ tiền mặt và đối chiếu với sổ sách theo quy định; khóa sổ và niêm phong két trước khi ra về. Định kỳ vào ngày làm việc cuối cùng của tháng lập Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt có xác nhận của Kế toán và Hiệu trưởng nhà trường.
1.5 Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu để xảy ra mất mát tiền do lỗi của cá nhân phải chịu trách nhiệm đền bù, tùy theo mức độ phải chịu xem xét, xử lý theo quy định.
1.6 Lưu giữ, bảo quản, sắp xếp sổ sách, hồ sơ, chứng từ gọn gàng, khoa học theo đúng quy định.
1.7 Thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác theo phân công của Hiệu trưởng.
X. Y TẾ – Nguyễn Thị Hồng Nhung
Chức năng, nhiệm vụ:
1.1 Tư vấn và cùng với nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền, công tác đề phòng và hạn chế tai nạn đối với học sinh trong nhà trường.
1.2 Giải quyết các trường hợp sơ cứu, xử lý ban đầu các bệnh thông thường. Sau khi xử lí ban đầu cần thông báo cho cha mẹ học sinh biết và phối hợp để cùng gia đình tiếp tục giải quyết và chuyển lên cơ sở y tế tuyến trên.
1.3 Tổ chức thực hiện các chương trình, bảo vệ chăm sóc và giáo dục sức khoẻ cho học sinh của ngành Y tế và Giáo dục đào tạo triển khai trong năm học.
1.4 Tuyên truyền phòng chống các bệnh tật học đường (cận thị, gù, vẹo cột sống và một số các bệnh thường mắc phải ở lứa tuổi học sinh). Hướng dẫn cán bộ, giáo viên phòng chống các tệ nạn xã hội và thực hiện công tác dân số kế hoạch hoá gia đình.
1.5 Tham gia kiểm tra, xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp, an toàn vệ sinh.
1.6 Thực hiện báo cáo, đánh giá tình hình sức khoẻ học sinh, lập sổ theo dõi sức khoẻ, cấp phát thuốc và phiếu khám sức khoẻ định kì cho học sinh.
1.7 Thực hiện thống kê, báo cáo về y tế trường học theo qui định của Sở GD&ĐT và của ngành Y tế.
1.8 Lập hồ sơ, danh sách thực hiện cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thân thể hàng năm cho học sinh.
1.9 Thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác theo phân công của lãnh đạo Nhà trường và của Hiệu trưởng.
XI. THIẾT BỊ, THÍ NGHIỆM – Lê Thị Kim Chung
1.1 Tổ chức quản lý, bảo quản, sử dụng thiết bị; lưu giữ, sử dụng hồ sơ thiết bị; sửa chữa những thiết bị đơn giản.
1.2 Lập kế hoạch sử dụng, mua sắm, sửa chữa thiết bị của nhà trường; thanh lý, tiêu hủy thiết bị, hóa chất hỏng, hết hạn sử dụng.
1.3 Chuẩn bị các thiết bị, hóa chất và vật liệu cần thiết theo yêu cầu của từng môn học, bài học có sử dụng thiết bị; hướng dẫn sử dụng thiết bị cho giáo viên và học sinh trong các bài thực hành, thí nghiệm; phối hợp với giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành, thí nghiệm; thực hiện công tác đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ trong quá trình thực hành, thí nghiệm.
1.4 Khai thác phần mềm ứng dụng quản lý thiết bị;
1.5 Phối hợp với giáo viên trong các tiết dạy ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề về thiết bị, thí nghiệm ở trường; Tổ chức, phối hợp tham gia với giáo viên làm đồ dùng dạy học, thiết bị đơn giản với vật liệu dễ kiếm ở địa phương.
1.6 Lập báo cáo định kỳ, thường xuyên về công tác thiết bị, thí nghiệm.
1.7 Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của viên chức; Ngôn ngữ chuẩn mực, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp và học sinh.
1.8 Thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác theo phân công của lãnh đạo Nhà trường và của Hiệu trưởng.
XII. THƯ VIỆN – Nguyễn Thị Thu Hường
Nhiệm vụ:
1.1 Quản lý về công tác thư viện; tổ chức thực hiện công tác lưu trữ và khai thác tư liệu, thông tin, sách báo, tạp chí… phục vụ công tác giảng dạy và học tập.
1.2 Bảo quản, lưu giữ, sắp xếp sách báo, tạp chí, tài liệu gọn gàng, ngăn nắp, khoa học. Khi giáo viên – học sinh có nhu cầu mượn sách, báo phải vào sổ theo dõi đầy đủ, kịp thời; trả sách, báo đúng thời hạn.
1.3 Lập kế hoạch bổ sung đầu sách, giới thiệu sách, báo đến bạn đọc. Thiết lập hệ thống sổ sách theo dõi, hướng dẫn người dùng khai thác, tìm kiếm, sử dụng nguồn tài liệu khoa học, hiệu quả. Tổ chức cấp thẻ và quản lý bạn đọc theo quy định.
1.4 Kiểm kê định kỳ trang thiết bị, sách báo thư viện, tiến hành phân loại, thanh lý sách báo, tài liệu hư hỏng, cũ nát theo quy định. Quản lý, sử dụng, khai thác phần mềm thư viện nếu có.
1.5 Thực hiện công tác tổng hợp về hoạt động thư viện; thống kê, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của Sở Giáo dục và của nhà trường.
1.6 Thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác theo phân công của lãnh đạo Nhà trường và của Hiệu trưởng.
XIII. GIÁO VỤ (kiệm nhiệm) – Ngô Thị Thủy Ngân
Nhiệm vụ:
1.1 Quản trị phần mềm quản lý học sinh.
1.2 Quản trị phần mềm cơ sở dữ liệu của Bộ Giáo dục Đào tạo MOET.
1.3 Lập danh sách, phân phòng thi; thống kê, lên điểm các kỳ kiểm tra chung, kiểm tra giữa học kỳ, cuối học kỳ và các kỳ thi khác theo phân công.
1.4 Giúp Hiệu trưởng xếp thời khóa biểu, lịch giảng dạy trong nhà trường.
Lập báo cáo và thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác theo phân công của Hiệu trưởng.
XIV. CHĂM SÓC CÂY CẢNH (kiêm nhiệm) – Vương Văn Phan
Nhiệm vụ:
1.1 Thực hiện chăm sóc, cắt tỉa, trồng cây, bón phân, tưới nước, nhổ cỏ các loại cây cảnh trồng trong khuôn viên nhà trường.
1.2 Lập kế hoạch, có phương án cắt tỉa các cây cổ thụ, cây lâu năm trong trường; đảm bảo an toàn cho cán bộ giáo viên và học sinh đặc biệt trong mùa mưa bão.
1.3 Đảm bảo số lượng thực hiện ngày công tối thiểu bằng 2/3 số ngày làm việc trong tháng.
1.4 Thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác theo phân công của Lãnh đạo nhà trường và của Hiệu trưởng.
XV. BẢO VỆ, AN NINH – Vũ Tiến Thịnh, Kiều Trung Thủy, Ngô Vi Đạt, Bùi Trần Ty, Trương Văn Đức.
Nhiệm vụ:
1.1 Thực hiện theo đúng lịch học, lịch trực đã được phân công.
1.2 Khi thực hiện nhiệm vụ phải đúng giờ, đảm bảo thời gian làm việc, mặc trang phục đúng quy định.
1.3 Thực hiện nghiêm túc hoạt động giao ca, nhận ca, ký vào sổ trực rõ ràng.
1.4 Trong quá trình làm việc, phải thường xuyên sát sao với công việc được giao: Trực đúng vị trí, trực cổng 24/24, đóng mở cổng kịp thời, theo dõi hướng dẫn khách đúng địa điểm cần liên hệ công tác. Bảo vệ tài sản công, tài sản của cán bộ giáo viên, tài sản của học sinh, xử lý tình huống đúng theo quy định.
1.5 Không làm việc riêng khi đang thực hiện nhiệm vụ.
1.6 Ứng xử với học sinh: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung, giúp đỡ. Không gây khó khăn phiền hà, xúc phạm, bạo lực với học sinh. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, đồng nghiệp: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, hợp tác, thân thiện, đoàn kết. Ứng xử với cha mẹ học sinh và khách đến trường: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, nhã nhặn, tận tình, chu đáo. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
1.7 Nếu để xảy ra tình trạng mất an ninh, mất mát tài sản trong nhà trường… tuỳ theo mức độ và hoàn cảnh cụ thể, bảo vệ phải có trách nhiệm bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
1.8 Thực hiện các công việc liên quan khác theo sự phân công của Ban Giám hiệu.
XVI. LAO CÔNG, VỆ SINH – Nguyễn Thị Nụ, Nguyễn Thị Hằng
Nhiệm vụ:
1.1 Chuẩn bị chè, nước cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo sạch sẽ, đúng giờ.
1.2 Vệ sinh phòng làm việc của Ban Giám hiệu, phòng họp Hội đồng, phòng họp truyền thống, hành lang và nhà vệ sinh cán bộ giáo viên khu nhà A theo đúng phân công.
1.3 Vệ sinh, quét dọn toàn bộ sân và khuôn viên nhà trường trước mỗi giờ học; Vệ sinh khu nhà vệ sinh học sinh dãy nhà B, C theo đúng phân công.
1.4 Trung thực, giản dị, tôn trọng và ứng xử đúng mực với cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh trong thực hiện nhiệm vụ.
1.5 Thực hiện các công việc liên quan khác theo sự phân công của Ban Giám hiệu.
XVII. PHỤC VỤ – Nguyễn Việt Hưng
Nhiệm vụ:
1.1 Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống âm thanh các phòng học của học sinh, mạng internet, điện thoại cố định của trường học.
1.2 Bảo dưỡng, sửa chữa máy chiếu các phòng học, phòng họp các thiết bị điện tử phục vụ giảng dạy.
1.3 Phục vụ loa đài, trang trí trong các buổi lễ và sinh hoạt tập thể.
1.4 Kiểm tra và đề xuất sửa chữa, trang bị cơ sở vật chất của nhà trường.
1.5 Trung thực, giản dị, tôn trọng và ứng xử đúng mực với cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh trong thực hiện nhiệm vụ.
1.6 Thực hiện các công việc liên quan khác theo sự phân công của Ban Giám hiệu.

HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Hải Sơn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM

 

Số:      /KH-THPTNTN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày     tháng      năm 2024

 

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGÔ THÌ NHẬM

GIAI ĐOẠN 2020 – 2025, TẦM NHÌN 2030

 

Trường THPT Ngô Thì Nhậm được thành lập ngày 10 tháng 10 năm 1977 , giữa lúc Thủ Đô hân hoan kỉ niệm 23 năm Giải phóng thì ở một miền quê ngoại thành giàu truyền thống cách mạng, truyền thống hiếu học, quê hương của nhà giáo đạo cao đức trọng Chu Văn An, đã ra đời một ngôi trường mới: Trường vừa học và làm Thanh Trì, tiền thân của trường THPT Ngô Thì Nhậm ngày nay.

Trải qua chặng đường 45 năm, tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh của trường THPT Ngô Thì Nhậm không ngừng phấn đấu xây dựng để có những trang sử vẻ vang, đáng tự hào của các thế hệ giáo viên, học sinh và nhân dân trong vùng. 45 năm xây dựng và trưởng thành, 40 năm liên tục, trường THPT Ngô Thì Nhậm đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, xuất sắc, Đảng bộ vững mạnh, Công đoàn cơ sở trường học vững mạnh xuất sắc, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xuất sắc. Nhà trường đã được đón nhận nhiều cờ thưởng, bằng khen của Thành phố và Trung ương, đạt chuẩn Quốc gia năm 2017. Công sức của bao thế hệ thầy và trò đã đồng tâm đóng góp, nâng niu cống hiến thật xứng đáng và tốt đẹp.

Hiện nay nhà trường đang tiếp tục phát triển bền vững. Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh quyết tâm xây dựng trường THPT Ngô Thì Nhậm ngày càng trưởng thành, đã đang và sẽ trở thành một nhà trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của nhân dân trên địa bàn huyện Thanh Trì.

Trên cơ sở đó, Trường THPT Ngô Thì Nhậm xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 như là sự tiếp nối chiến lược phát triển nhà trường của các giai đoạn trước đây. Kế hoạch nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình xây dựng và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường, Ban giam hiệu và hoạt động của cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường. Tổ chức và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THPT Ngô Thì Nhậm là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, thiết thực trong việc thực hiện thành công Nghị quyết của Đảng về đổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa  hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

PHẦN I

PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG CỦA NHÀ TRƯỜNG

 

  1. Bối cảnh Quốc tế và trong nước
  2. Bối cảnh quốc tế và khu vực

Trong điều kiện toàn cầu hóa, kinh tế phát triển và cuộc cách mạng 4.0, các nước phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật bản, Úc, … đã có một nền giáo dục tiên tiến và phát triển, môi trường học tập tốt và nhiều cơ hội phát triển đã thu hút các học sinh, sinh viên giỏi trên khắp thế giới. Đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với chúng ta.

Đông Nam Á, là khu vực chủ yếu gồm các nước có nền kinh tế đang phát triển, do đó cũng đang dốc sức đầu tư cho giáo dục rất nhiều. Trong đó phải kể đến một số nước có nền giáo dục tương đối phát triển, thu hút nhiều du học sinh nước ngoài như Singapo, Thái Lan, Malaysia, … tuy nhiên các nước này cũng có chính trị không mấy ổn định.

Tình hình giáo dục quốc tế và khu vực như vậy đặt giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục ở từng địa phương nói riêng, trong đó có trường THPT Ngô Thì Nhậm trước những cơ hội và thách thức, do đó việc thực hiện đổi mới trong giáo dục cũng như cách thức quản lý là vấn đề cấp thiết. Để thực hiện được nhiệm vụ này, cần xây dựng một bản kế hoạch chiến lược đúng đắn.

  1. Bối cảnh trong nước 

              Trong điều kiện kinh tế đang phát triển, nước ta cũng đã chú trọng và tăng cường đầu tư cho giáo dục với mong muốn giáo dục nước ta thực sự đủ sức gia nhập cùng nền giáo dục thế giới.

Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo Thành phố Hà Nội đến năm 2030 là phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hóa, tiên  tiến và hiện đại; xây dựng một số trường phổ thông chất lượng cao; đẩy mạnh dạy, học song ngữ trong các trường học đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế; hiện đại hóa các trường năng khiếu để tạo nguồn hình thành và phát triển nhân tài cho tương lai. Tập trung phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng, phát triển Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng hàng đầu của cả nước và có uy tín quốc tế. Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách trọng dụng và thu hút nhân tài; đẩy mạnh xã hội hóa phát triển giáo dục, đào tạo.

  1. Thực trạng nhà trường

Trường THPT Ngô Thì Nhậm thành lập năm 1977, đạt Chuẩn quốc gia năm 2017 và đạt Chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục năm 2017. Quy mô trường 40 lớp, 1900 học sinh. Trong 05 năm học vừa qua, trường luôn đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc của thành phố, 02 lần được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

  1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên.

Đội ngũ cán bộ quản lí của nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hệu trưởng) đều có trình độ đạt và chuẩn trở lên, có năng lực chuyên môn và năng lực quản lí vững vàng, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, được tín nhiệm cao, thực hiện đúng các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định.

Đội ngũ giáo viên có 72 người đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo, đảm nhiệm các nhiệm vụ dạy học và giáo dục theo đúng cơ cấu tổ chức của nhà trường. Đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, thực hiện tốt chức trách và nhiệm vụ được giao.

Đội ngũ nhân viên nhà trường có 09 người: Văn thư, kế toán, y tế, thư viện, thiết bị, bảo vệ, phục vụ đều trách nhiệm, nhiệt tình trong trong công việc

  1. Học sinh, chất lượng giáo dục

Trường THPT Ngô Thì Nhậm luôn thực hiện nghiêm túc, đầy đủ linh hoạt và sáng tạo các hoạt động giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn nhiệm vụ năm học cùa Sở GDĐT Hà Nội. Các nhiệm vụ chủ yếu của năm học được thông qua tại Hội nghị viên chức hằng năm. Nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để đẩy mạnh công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục như bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lóp… Nhà trường đã phối hợp với các đoàn thể chỉ đạo các tổ chuyên môn thường xuyên rà soát các biện pháp nhằm không ngừng cải tiến các hoạt động giáo dục. Nhờ đó hoạt động giáo dục và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày càng được nâng cao.

Chất lượng học sinh trong 03 năm trở lại đây

Kết quả xếp loại học lực:

Năm học Tổng số HS Học lực
Giòi Khá TB Yểu Kém
SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL %
2020-2021
2021-2022
2022-2023

Kết quả xếp loại đạo đức:

Năm học Tổng số HS Hạnh kiểm
Tổt Khá TB Yếu
SL TL % SL TL % SL TL % SL TL %
2020-2021
2021-2022
2022-2023

– Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2023 trường THPT Ngô Thì Nhậm có điểm trung bình tổng 3 môn thi theo 5 khối thi truyền thống là 18,59 điểm (Riêng lớp 12A1 đạt 24.21 điểm; 12C9 đạt 21,59 điểm), toàn trường có 01 hs thi khối C đạt 28,0 điểm (xếp thứ 10 cả nước về khối C), 06 lượt học sinh đạt từ 26.0 điểm trở lên được UBND huyện Thanh Trì  tuyên dương. Tỉ lệ đỗTốt nghiệp THPT là 99,4%

– Trong công tác giáo dục toàn diện, xếp loại Học lực giỏi tăng hơn so với những năm trước, đã vượt 10% (là mức 3 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng), tỷ lệ xếp loại Hạnh kiểm tốt được giữ vững.

Các cuộc thi khác nhà trường đã động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tích cực tham gia cuộc thi và đạt nhiều giải cao

  1. Cơ sở vật chất

Khuôn viên nhà trường có cổng trường và tường rào xung quanh với tổng diện tích đất sử dụng của nhà trường là ……. m2. Nhà trường có đủ sân chơi, bãi tập và nhà tập đa năng. Cảnh quan sư phạm xanh – sạch – đẹp, hệ thống cây xanh, cây cảnh, cây hoa đưọc bố trí, chăm sóc hợp lý.

Phòng học chính: Gồm 2 dãy nhà 4 tầng. Có 44 phòng học kiên cố, bàn ghế đủ sử dụng, phục vụ; hệ thống điện chiếu sáng và quạt điện được trang bị đầy đủ và được tu sửa thường xuyên; Các phòng học đã được trang bị máy chiếu lắp cố định, hệ thống loa, mic, máy tính để bàn…

Phòng học bộ môn: Có 02 phòng thực hành Tin với 60 máy sử dụng tốt (trong đó có 20 máy mới đầu tư), có kết nối mạng Internet, có 01 phòng Lab có đầy đủ headphone để dạy học Tiếng Anh; 01 phòng thực hành Vật lý, 01 phòng thực hành Hóa học và 01 phòng thực hành Sinh học; có 04 phòng kho để đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học được bổ sung hàng năm;

Có đầy đủ phòng chức năng cho Ban giám hiệu, kế toán, văn thư, y tế, các tổ bộ môn, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Phòng tư vấn, Tiếp dân, … Có 01 phòng họp  được trang bị đầy đủ các thiết bị tối thiểu.

Thư viện nhà trường có không gian mở, có đầy đủ các đầu sách phục vụ cho học sinh và cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường. Thư viện có phòng đọc của học sinh và phòng đọc của cán bộ giáo viên nhân viên đảm bảo diện tích và số chỗ ngồi theo quy định. có Cổng Thông tin điện tử phục vụ công tác của nhà trường.

Nhà trường có khu vệ sinh công cộng riêng cho giáo viên, học sinh và đảm bảo sử dụng tốt, đảm bảo vệ sinh môi trường; có khu để xe cho học sinh và giáo viên nhân viên riêng biệt; đã hợp đồng với công ty nước sạch cấp đủ nước uống và sử dụng hàng ngày cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Hệ thống thoát nước của nhà trường đảm bảo.

  1. Điển mạnh

4.1. Công tác quản lý và điều hành của Ban giám hiệu

Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường đầy đủ, tinh gọn, hiệu quả.

Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng, và các Hội đồng khác đã hoạt động thường xuyên, tích cực góp phần vào việc nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của nhà trường.

Các tổ chuyên môn phát huy được nội lực, sức mạnh tập thể, sức mạnh đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đảng bộ nhà trường luôn thể hiện đúng vai trò lãnh đạo trong nhà trường. Các tổ chức đoàn thể hoạt động theo các quy định hiện hành.

Nhà trường quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí trong và ngoài ngân sách hằng năm để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.

4.2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên.

Đội ngũ giáo viên đoàn kết, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.Chấp hành tốt kỷ luật lao động, qui chế chuyên môn. Năng động, sáng tạo có tinh thần chia sẻ và hợp tác với đồng nghiệp, có ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.

Đội ngũ nhân viên nhà trường có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong trong công việc được giao.

4.3. Chất lượng giáo dục.

Nhà trường thực hiện đầy đủ, cụ thể hóa chương trình giáo dục, khung kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phù họp với mục tiêu phát triển của nhà trường; Có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ từng năm học theo quy định. Nhà trường đã tổ chức dạy đủ các môn học, đúng chương trình, kế hoạch, đảm bảo yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Học sinh nhà trường ngoan, có ý thức học tập và rèn luyện. Kết quả học tập của học sinh ổn định, có xu hướng tiến bộ. Chỉ tiêu hạnh kiểm và lực của học sinh luôn đạt và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra.

Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT và tỉ lệ học sinh lóp Đại học hằng năm đều tăng.

4.4. Cơ sở vật chất: 

Cơ sở vật chất đã đáp ứng được yêu cầu tối thiểu trong việc dạy và học trong giai đoạn hiện nay.

4.5. Thành tích nổi bật.

Đã khẳng định được vị trí trong ngành giáo dục, được học sinh và cha mẹ học sinh tin cậy.

Trong những năm học gần đây nhà trường luôn đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến và Tập thể Lao động Xuất sắc; Đảng bộ trong sạch vững mạnh và một số năm đạt vững mạnh tiêu biểu, Công đoàn, Đoàn thanh niên luôn là lá cờ đầu của huyện và ngành.

  1. Điểm hạn chế.

           5.1. Công tác quản lý, điều hành của Ban giám hiệu

           Một số cán bộ quản lý kinh nghiệm chưa nhiều, nên chưa thật chủ động trong quản lý, điều hành.

Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên, chưa thực chất, phân công công tác chưa thực sự phù hợp với năng lực, trình độ, khả năng của một số giáo viên.

5.2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên

           Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới giảng dạy, giáo dục học sinh, còn có tâm lý ngại đổi mới.

Đội ngũ giáo viên còn thừa, thiếu ở một số bộ môn và hoạt động giáo dục. Việc tự học, tự bồi dưỡng còn có nhiều hạn chế. Cập nhật thông tin, tri thức trên các phương tiện truyền thông còn yếu, đặc biệt là tìm kiếm trên mạng internet.

5.3. Chất lượng học sinh

Chất lượng chưa đồng đều, một bộ phận học sinh có ý thức kém trong học tập và rèn luyện.

5.4. Cơ sở vật chất 

Chưa đồng bộ, hiện đại. Phòng học chính, phòng học bộ môn, sân chơi bãi tập chưa đầy đủ, chưa có nhà tập đa năng, chưa có nhà bộ môn đạt chuẩn; khu vệ sinh công cộng xuống cấp, các thiết bị hư hỏng.

  1. Thời cơ và thuận lợi

Luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể; đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

Uy tín và chất lượng giáo dục nhà trường trong 05 năm gần đây đã được khẳng định với chính quyền địa phương và nhân dân các xã trong huyện Thanh Trì.               Từ năm học 2022-2023 nhà trường thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới (Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018) giáo dục định hướng nghề nghiệp học sinh. Nhà trường tiếp tục phát triển mô hình giáo dục định hướng nghề nghiệp học sinh trường THPT Ngô Thì Nhậm lên một tầm cao mới.

Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên được đào tạo đạt vả trên chuẩn, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ giỏi, thích ứng nhanh với yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế.

  1. Thách thức:

Từ năm học 2022-2023 nhà trường thực hiện Chưong trình, sách giáo khoa mới (Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018) giáo dục định hướng nghề nghiệp theo năng lực của học sinh.

Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn của nhà trường, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

Ứng dụng CNTT trong dạy học và quản trị nhà trường; sử dụng ngoại ngữ, và khả năng sáng tạo của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhà trường

Các trường THPT trên địa bàn cũng không ngừng phát triển về quy mổ, chất lượng giáo dục tạo nên sự cạnh tranh lớn giữa các trường trong huyện.

  1. Xác định các vấn đề ưu tiên.

Kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành của Ban giám hiệu theo hướng chuyên biệt hoá với sự phân công phụ trách các mảng công việc. Xây dựng nền nếp làm việc chủ động, khoa học trong nhà trường.

Nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, nhất là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lóp của nhà trường.

Xây dựng chương trình giáo dục trong nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.

Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và công tác quản lý.

Quản trị nhà trưởng theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THPT. Sử dụng các Chuẩn ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc đánh giá các hoạt động của nhà trường.

 

Phần II

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

          

  1. Sứ mệnh

Tạo dựng môi trường giáo dục phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của mỗi học sinh. Sản phẩm giáo dục của nhà trường là những công dân có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; tự tin, năng động, sáng tạo và hội nhập quốc tế.

  1. Tầm nhìn

Xây dựng trường THPT Ngô Thì Nhậm trở thành trưòng học thông minh, trường học hạnh phúc, đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, là một trong những ngôi trường THPT uy tín và chất lượng nhất của huyện Thanh Trì.

  1. Hệ thống giá trị cốt lõi của nhà trường.

Coi trọng tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, khả năng hội nhập của học sinh và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Trung thực: Trung thực trong học tập, biết bảo vệ lẽ phải và đấu tranh với những điều sai trái trong cuộc sống.

Tinh thần trách nhiệm: Con người phải có tinh thần trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và trong công việc.

Năng động: là phẩm chất của công dân toàn cầu trong môi trường luôn thay đổi và đầy thách thức

Sáng tạo: là bản chất và là mục tiêu của giáo dục.

Khả năng hội nhập: Hội nhập để sống và làm việc trong môi trường toàn cầu cạnh tranh, đa văn hóa và đa sắc tộc.

 

Phần III

MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG

 

  1. Mục tiêu tổng quát.

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại; Hoàn thành mục tiêu giữ vững trường chuẩn quốc gia.

  1. Mục tiêu cụ thể.

Giáo dục và giảng dạy cho học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của tất cả các môn học phổ thông, có kiến thức nền tảng để tiếp tục học lên cao hơn hoặc đi vào trực tiếp lao động sản xuất. Biết cách giải quyết các vấn đề một cách độc lập, sáng tạo; biết cách học và tự học. Có ý thức tự giác, thật thà, thân thiện, hoà nhập và chia sẻ. Có phong cách và lối sống đẹp phù hợp với truyền thống dân tộc và hiện đại.

  1. Chỉ tiêu cụ thể.

3.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Đảm bảo đủ biên chế được giao về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là…… Trong đó Ban giám hiệu có ……đồng chí, giáo viên……, nhân viên ….. người.

Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.

Giáo viên sử dụng thành thạo máy tính phục vụ cho giảng dạy và học tập; 50% giáo viên biết sử dụng ngoại ngữ.

Có trên 35% cán bộ và giáo viên có trình độ Thạc sỹ; 100% giáo viên Tiếng Anh có chứng chỉ quốc tế.

Phấn đấu 100% giáo viên đánh giá theo chuẩn đạt từ loại khá trở lên.

3.2. Học sinh

  1. Qui mô trường lớp:

Tổng số lớp học 45 lớp, Tổng số học sinh 2000 em.

  1. Chất lượng giáo dục văn hóa:

Trên 60 % học lực khá, giỏi (trên 10 % học lực giỏi)

Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 1% không có học sinh kém.

Thi đỗ Đại học, Cao đẳng: Trên 75% số học sinh đăng ký dự thi.

Thi học sinh giỏi thành phố: tất cả các môn tham dự đều có giải, thứ hạng tập thể trong tốp 10 trường đứng đầu.

  1. Chất lượng giáo dục đạo đức

Có trên 90% hạnh kiểm xếp loại khá, tốt.

Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tình nguyện.

Đáp ứng được nhu cầu mong muốn của cha mẹ học sinh. Học sinh rèn thói quen cách tự học một cách chủ động sáng tạo.

3.3. Cơ sở vật chất.

Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sửa chữa nâng cấp, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.

Các phòng tin học, thí nghiệm, thực hành được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại; 100% phòng học có máy chiếu cho giáo viên sử dụng.

Phấn đấu có nhà đa năng, nhà học bộ môn đạt chuẩn; có các công trình vệ sinh đạt chuẩn.

Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh – Sạch – Đẹp”; “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

  1. Phương châm hành động

           Chất lượng là uy tín, danh dự của nhà trường.

 

Phần IV

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC

 

  1. Tích cực đổi mới công tác quản lí giáo dục:

Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tạo động lực để cán bộ, giáo viên, nhân viên tự giác, tự chủ đối với hoạt động chuyên môn thông qua một cơ chế khoa học, chặt chẽ, lấy hiệu quả chuyên môn làm thước đo để đánh giá sự cống hiến và phân phối lợi ích.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” trong nhà trường, nhằm tạo ra một cơ chế quản lý gọn, nhẹ, hiệu quả. Ứng dụng mạnh mẽ Công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, sử dụng các phần mềm phục vụ quản lý nhân sự, quản lý điểm, xếp loại học sinh, quản lý thư viện, tài sản nhà trường, …

Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; Thực hiện tốt các chủ trương về công khai chất lượng giáo dục, nguồn lực cho giáo dục, phát huy tác dụng của hoạt động giám sát xã hội về chất lượng và hiệu quả giáo dục; Thực hiện chế độ tài chính đúng quy định, chống các hiện tượng lạm thu, thu sai quy định.

Tích cực đổi mới, tăng cường công tác kiểm tra. Kết hợp giữa kiểm tra có báo trước và kiểm tra đột xuất, tạo nề nếp chủ động trong dạy học và hoạt động thường xuyên, hạn chế hiện tượng đối phó trong hoạt động chuyên môn; đặc biệt công tác kiểm tra nội bộ trường học.

Quản lý tốt hoạt động dạy học, hoạt động dạy thêm học thêm; tăng cường quản lý chất lượng dạy học. Tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn theo hướng chuyên sâu, chuyên ngành giảm bớt các thủ tục hành chính.

Thực hiện tốt công tác Kiểm định chất lượng Giáo dục. Công khai hóa kết quả kiểm định, thanh tra, kiểm tra đánh giá.

Xây dựng hệ thống website của nhà trường làm phương tiên cầu nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý, giáo dục học sinh cũng như việc công khai các điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, các nguồn thu, … của nhà trường.

Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng văn phòng.

  1. Xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn tốt; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, chia sẻ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, phân công sắp xếp đúng người, đúng việc, đúng năng lực sở trường. Tập trung ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ, giáo viên cốt cán.

Xây dựng chế độ phụ cấp ưu đãi có tính chất động viên, tạo môi trường thuận lợi để thu hút động viên các cán bộ, giáo viên, nhân viên giỏi, có năng lực, tận tâm với nghề, yêu trường lớp.

Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn.

  1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.

Để duy trì nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, nhà trường cần tập trung vào một số nội dung sau:

– Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường một cách khoa học, linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trưòng trong từng năm học.

– Thực hiện có hiệu quả, có lộ trình các phương pháp và hình thức dạy học và giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

– Thực hiện đa dạng các phương pháp hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực nghề nghiệp học sinh.

– Đẩy mạnh triển khai giáo dục STEM trong các môn học và trong các hoạt động giáo dục của nhà trường.

– Đổi mới phương pháp tiếp cận, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ đầu năm lớp 10.

Người phụ trách: Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn.

  1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.

Thường xuyên bảo dưỡng, tu sửa và phát huy tác dụng cơ sở vật chất hiện có.

Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá, hiện đại đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, đặc biệt là yêu cầu của các lớp học thông minh.

Tham mưu với các cấp để được đầu tư sửa chữa bổ sung phòng học bộ môn, các phương tiện, thiết bị dạy học, giáo dục hiện đại đáp úng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo chương trình GDPT năm 2018.

Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, tổ trưởng tổ văn phòng, kế toán, nhân viên thiết bị.

  1. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị nhà trường và tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục. Xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử, Hồ sơ điện tử… Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng thành thạo máy vi tính, công nghệ thông tin phục vụ cho công việc hằng ngày.

Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, bộ môn Tin học, giáo viên, nhân viên.

  1. 6. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.

Xây dựng nhà trường đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hoá; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường. Nguồn lực tài chính bao gồm: Ngân sách Nhà nước; ngoài ngân sách “Từ xã hội, cha mẹ học sinh, cựu học sinh, …”. Nguồn lực vật chất bao gồm: Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ; Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ thông tin phục vụ dạy và học. Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ngoài giờ chính khóa, trải nghiệm sáng tạo, các cuộc thi, …

Người phụ trách: Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn, Ban chấp hành Đoàn trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Giáo viên chủ nhiệm.

  1. Xây dựng hình ảnh, uy tín của nhà trường

Xây dựng “thương hiệu”, uy tín, chất lượng và sự hài lòng của học sinh và cha mẹ học sinh đối với nhà trường.

Xác lập tín nhiệm “thương hiệu” đối với từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và Cha mẹ học sinh.

Tích cực xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.

Tiếp tục quảng bá thương hiệu; từng bước hoàn thiện bài giảng về truyền thống nhà trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục truyền thống của nhà trường bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn. Thúc đẩy thực hành Bộ quy tắc ứng xử trường THPT Ngô Thì Nhậm thành nét văn hóa của nhà trường.

Người phụ trách: Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn, Ban chấp hành Đoàn trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh.

 

Phần V

 TỔ CHỨC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC,

THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 

 

  1. Phổ biến kế hoạch chiến lược

– Tuyên truyền và xác lập nhận thức về tầm quan trọng của kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến 2030.

– Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

– Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của trường.

  1. Tổ chức điều hành

Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều hành quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng năm sát với tình hình thực tế của nhà trường. Xây dựng các giải pháp cụ thể để thực hiện kế hoạch chiến lược.

III. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược.

– Từ năm 2020 đến năm 2023:

Xác lập nền nếp kỷ cương theo tiêu chuẩn và đưa các hoạt động giáo dục vào nền nếp, chuẩn bị các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và SGK mới.

Từ năm 2023 đến năm 2025:

Toàn trường thực hiện chương trình  và SGK mới; rà soát điều chỉnh kế hoạch, Tiếp tục phát huy, khẳng định uy tín và hình ảnh cuả nhà trường là một cơ sở giáo dục có chất lượng của Thành phố, đáp ứng được yêu cầu của xã hội, giữ vũng mục tiêu trường chuẩn Quốc gia.

– Từ năm 2025 đến năm 2030:

Thực hiện các sứ mệnh của chiến lược phát triển nhà trường “Tạo dựng được môi trường học tập và rèn luyện có nền nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân”.

  1. Phân công thực hiện
  2. Đối với Hiệu trưởng.

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.

  1. Đối với các Phó hiệu trưởng.

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch chiến lược, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

  1. Đối với các tổ chức đoàn thể.

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh hăng hái thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị cơ bản của từng năm học.

làm tốt công tác tham mưu, đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường.

  1. Đối với tổ trưởng chuyên môn.

Tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện.

  1. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học; đề xuất các giải pháp để thực hiện.

  1. Đối với đội ngũ học sinh và cha mẹ học sinh.

Thực hiện nghiêm nền nếp, kỷ cương; thực hiện tốt công tác tuần, tháng, từng kỳ và cả năm học dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhịêm và tổ chức đoàn thanh niên.

Tích cực tham gia vào hoạt động quản lý học sinh, các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Tham gia tích cực trong các hoạt động học tập và rèn luyện, hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động ngoài giờ chính khóa, …

Đẩy mạnh hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh một cách có hiệu quả, làm tốt cuộc vận động xã hội hoá giáo dục trong và ngoài nhà trường.

 

Phần VI

KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

 

  1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

Phê duyệt và tạo điều kiện tốt nhất cho nhà trường triển khai thực hiện kế hoạch, chiến lược.

Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, giúp nhà trường về công tác tham mưu với UBND thành phố để được ưu tiên về mặt tài chính, nhân lực nhằm thực hiện các mục tiêu của kế hoạch chiến lược.

  1. Đối với chính quyền địa phương và UBND huyện Thanh Trì :

Thường xuyên quan tâm đến sự phát triển của trường THPT Ngô Thì Nhậm , tạo điều kiện cơ chế chính sách, giúp nhà trường thực hiện các mục tiêu của kế hoạch chiến lược.

Hỗ trợ tài chính và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo tốt cho điều kiện dạy và học, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn của trường Chuẩn quốc gia, theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.

Với truyền thống và sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và sự chỉ đạo, lãnh đạo của Sở GD&ĐT; sự đồng thuận của xã hội và phụ huynh học sinh, trường THPT Ngô Thì Nhậm sẽ phát triển hơn nữa, đáp ứng sự kỳ vọng của các cấp lãnh đạo, nhân dân, đáp ứng mục tiêu đặt ra./.

 

Nơi nhận:

– Sở GD&ĐT;

– Huyện ủy- UBND Huyện Thanh Trì;

– Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Hải Sơn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:       /BC-THPTNTN Hà Nội, ngày         tháng       năm 2024
 

 

 

BÁO CÁO CUNG CẤP THÔNG TIN ĐƠN VỊ

 

Kính gửi: –        Sở Nội vụ thành phố Hà Nội

Thực hiện theo công văn số 608/SGDĐT-TCCB ngày 04/3/2024 về việc cung cấp thông tin đơn vị phục vụ công tác thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý các phòng và các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở

Trường THPT Ngô Thì Nhậm báo cáo cụ thể như sau:

I.Thông tin Số lớp: Tổng số lớp: 41, Trong đó:

  • Khối 10: 15 lớp
  • Khối 11: 14 lớp
  • Khối 12: 12 lớp

II.Thông tin Số học sinh

1.Năm học 2021-2022

STT Nội dung Tổng số Chia ra theo khối lớp
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
I Số hc sinh chia theo hạnh kiểm  1720 618 553 549
1 Tốt

(tỷ lệ so với tổng số)

 1661

96.57%

590

95.47%

 533

96.38%

538

98%

2 Khá

(tỷ lệ so với tổng số)

56

3.26%

26

4.21%

 19

3.44%

11

2%

3 Trung bình

(tỷ lệ so với tổng số)

3

0.17

2

0.32%

1

0.18%

0

 

4 Yếu

(tỷ lệ so với tổng số)

0 0 0 0
II Số hc sinh chia theo học lực  1720 618 553 549
1 Giỏi

(tỷ lệ so với tổng số)

674

39.19%

194

31.39%

230

41.59%

 250

45.54%

2 Khá

(tỷ lệ so với tổng số)

 902

52.44%

338

54.69%

287

51.9%

277

50.46%

3 Trung bình

(tỷ lệ so với tổng số)

139

8.08%

82

13.27%

 35

6.33%

 22

4.01%

4 Yếu

(tỷ lệ so với tổng số)

5

0.29

4

0.65%

1

0.18%

0
5 Kém

(tỷ lệ so với tổng số)

 0 0  0  0
III Tổng hợp kết quả cuối năm  1720 618 553 549
1 Lên lớp

(tỷ lệ so với tổng số)

1715

99.71%

614

99.35%

552

99.82%

549

100%

a Học sinh giỏi

(tỷ lệ so với tổng số)

674

39.19%

194

31.39%

230

41.59%

 250

45.54%

b Học sinh tiên tiến

(tỷ lệ so với tổng số)

 901

52.38%

337

54.53%

287

51.9%

277

50.46%

2 Thi lại

(tỷ lệ so với tổng số)

0 0 0 0
3 Lưu ban

(tỷ lệ so với tổng số)

0 0 0 0
4 Chuyển trường đến/đi

(tỷ lệ so với tổng số)

7/4 2/1 5/3 0/0
5 Bị đuổi học

(tỷ lệ so với tổng số)

0 0 0 0
6 Bỏ học (qua kỳ nghỉ hè năm trước và trong năm học)

(tỷ lệ so với tổng số)

1

0.06%

 1

0.16%

 0 0
IV Số học sinh đạt giải các kỳ thi hc sinh giỏi  18 2 8  8
1 Cấp huyện 16 2 7 7
2 Cấp tỉnh/thành phố  2 0 1 1
3 Quốc gia, khu vực một số nước, quốc tế  0 0 0 0
V Số hc sinh dự xét hoặc dự thi tốt nghiệp 549      
VI Số hc sinh được công nhận tốt nghiệp  548      
1 Giỏi

(tỷ lệ so với tổng số)

       
2 Khá

(tỷ lệ so với tổng số)

       
3 Trung bình

(Tỷ lệ so với tổng số)

       
VII Số học sinh thi đỗ đại học, cao đng

(tỷ lệ so với tổng số)

       
VIII Số hc sinh nam/số học sinh nữ 801/955 295/323 270/283 307/401
IX Số hc sinh dân tộc thiểu số 3 0 0 3
  2.Năm học 2022-2023  
STT Nội dung Tổng số Chia ra theo khối lớp
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
I Số hc sinh chia theo hạnh kiểm  1863 701 612 550
1 Tốt

(tỷ lệ so với tổng số)

1811

96.99%

684

97.57%

 584

95.42%

543

98.73%

2 Khá

(tỷ lệ so với tổng số)

48

2.67%

17

2.43%

 24

3.92%

7

1.27%

3 Trung bình

(tỷ lệ so với tổng số)

3

0.26%

0 3

0.49%

0

 

4 Yếu

(tỷ lệ so với tổng số)

0 0 0 0
II Số hc sinh chia theo học lực  1863 701 612 550
1 Giỏi

(tỷ lệ so với tổng số)

783

45.27%

257

36.66%

217

35.46%

 309

56.18%

2 Khá

(tỷ lệ so với tổng số)

 970

48.36%

408

58.2%

330

53.92%

232

42.18%

3 Trung bình

(tỷ lệ so với tổng số)

107

6.11%

36

5.14%

 62

10.13%

 9

1.64%

4 Yếu

(tỷ lệ so với tổng số)

3

0.26

 

0

3

0.49%

0
5 Kém

(tỷ lệ so với tổng số)

 0 0  0  0
III Tổng hợp kết quả cuối năm  1863 701 608 550
1 Lên lớp

(tỷ lệ so với tổng số)

1859

99.79%

701

99.35%

608

99.82%

550

100%

a Học sinh xuất sắc (Lớp 10)

(tỷ lệ so với tổng số)

  29

4.14%

227

32.38%

337

54.53%

a Học sinh giỏi

(tỷ lệ so với tổng số)

67526

45.27%

  217

35.46%

 309

56.18%

b Học sinh tiên tiến

(tỷ lệ so với tổng số)

 561

48.28%

  329

53.76%

232

42.18%

2 Thi lại

(tỷ lệ so với tổng số)

0 0 3 0
3 Lưu ban

(tỷ lệ so với tổng số)

0 0 0 0
4 Bị đuổi học

(tỷ lệ so với tổng số)

0 0 0 0
5 Bỏ học (qua kỳ nghỉ hè năm trước và trong năm học)

(tỷ lệ so với tổng số)

0 0  0 0
IV Số học sinh đạt giải các kỳ thi hc sinh giỏi  18 2 8  8
1 Cấp huyện  0 0 0 0
2 Cấp tỉnh/thành phố 10 0 0 10
3 Quốc gia, khu vực một số nước, quốc tế  0 0 0 0
V Số hc sinh dự xét hoặc dự thi tốt nghiệp 550      
VI Số hc sinh được công nhận tốt nghiệp  550      
VII Số học sinh thi đỗ đại học, cao đng  550      
VIII Số hc sinh nam/số học sinh nữ 905/958 342/359 290/322 273/277
IX Số hc sinh dân tộc thiểu số 0 0 0 0

3.Năm học 2023-2024

STT Nội dung Tổng số Chia ra theo khối lớp
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
I Số hc sinh        

III.Tình hình cơ sở vật chất :

– Tổng diện tích đất: 10.000 m2

– Tổng diện tích sử dụng: 3.771,46 m2

–  Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất số: 058811

  1. Phòng học văn hóa:

 

Phòng học Tổng số Chia ra
Kiên cố Cấp 4 Tạm
Phòng học văn hóa 1.916,16 1.916,16    

 

  1. Phòng bộ môn (thực hành, thí nghiệm):
Phòng bộ môn Tổng số Diện tích Đạt chuẩn Chưa đạt chuẩn

(ghi rõ nội dung chưa đạt)

1. Vật lý        
Phòng chuẩn bị 1 68m2    
2. Hóa học        
Phòng chuẩn bị 1 68m2    
3. Sinh học        
Phòng chuẩn bị 1 68m2    
4. Công nghệ        
Phòng chuẩn bị 1 68m2    
5. Ngoại ngữ 1    68m2    
6. Tin học 2    68m2    
  Số máy vi tính 48   x  
7. Phòng đa năng 1 531.5m2    
8. Thư viện 1 120m2    
 Số lượng sách, tài liệu tham khảo     x  
9. Nhà thể chất 1 300m2    
10. Phòng Y tế 1 30m2    
  1. Nhà vệ sinh:

+ Nhà vệ sinh dành cho học sinh:  Tổng số: 16 nhà

x
 

Trong đó:  Đạt chuẩn           Chưa đạt chuẩn

+ Nhà vệ sinh cho giáo viên:  Tổng số: 4 nhà

x
 

Trong đó:  Đạt chuẩn           Chưa đạt chuẩn

  1. Tình hình trang thiết bị:

 

Nội dung Tổng số Đang sử dụng Đề nghị thay thế
1. Bàn ghế học sinh 702 702  
   + Loại 2 chỗ ngồi 702 702  
   + Loại 4 chỗ ngồi      
2. Bàn ghế giáo viên 29    
3. Bảng 29    
 Trong đó:

   Bảng viết phấn

29    
4. Máy vi tính      
 Chia ra:

  + Dùng cho HS 

48 48  
  + Dùng cho Quản lý 11    
  + Kết nối Internet      
5. Số máy in 16    
6. Máy chiếu Projecter 34 34  
7. Máy photocopy 3    
8. Tivi 5 5  
9. Cát sét 10 10  
10. Đầu Video/đầu đĩa 3 3  
11. Khác      
       
  1. Thông tin cán bộ đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên
STT Nội dung Tổng số Trình độ đào tạo Hạng chức danh nghề nghiệp Chuẩn nghề nghiệp
TS ThS ĐH TC Dưới TC Hạng III Hạng II Hạng I Xuất sắc Khá Trung bình Kém
Tổng số CBGVNV 80   16 58   3 3 64 8          
I Giáo viên

Trong đó số giáo viên dạy môn:

72   15 57       65 7          
1 Toán 14   4 10       11  3          
2 6    2 4       4 2          
3 Hóa  6    3 3        5 1          
4 Sinh 4    1  3       4            
5 Tin 3     3       2 1          
6 Văn 10   1 9       10            
7 Sử 3     3       4            
8 Địa 3     3       3            
9 GDCD 2   1 1       2            
10 Ngoại ngữ 9   2 7       9            
11 Thể dục 5     5       5            
12 GDQP 2     2       2            
13 Công nghệ 3   1 3       3            
II CB quản lý  1    1  1        1 1          
1 Hiệu trưởng 1    1          1 1          
2 Phó hiệu trưởng                            
III Nhân viên 7     1    3 3              
1 Nhân viên văn thư  1         1                
2 Nhân viên kế toán                            
3 Thủ quỹ                            
4 Nhân viên y tế  1          1                
5 Nhân viên thư viện  1         1                
6 Nhân viên thiết bị, thí nghiệm 1     1                    
7 Nhân viên hỗ trợ giáo dục người huyết tật                            
8 Nhân viên công nghệ thông tin                            
9 Khác  3           3              
  1. Tình hình tài chính
  2. a) Học phí và các khoản thu khác từ người học:

– Mức thu học phí năm học 2021-2022: 95.000đ/tháng/HS

– Mức thu học phí năm học 2022-2023: 48.000đ/tháng/HS

– Mức thu học phí năm học 2023-2024: 200.000đ/tháng/HS/HKI

(Mức thu học phí theo đúng chỉ đạo của Sở)

– Thu nước uống học sinh: 10.000đ/tháng/HS.

  1. b) Các khoản chi theo từng năm học: 2021-2022

– Các khoản chi lương: 9.709.825.000đ

– Chi bồi dưỡng chuyên môn, chi hội họp, hội thảo: theo quy chế chi tiêu nội bộ.

– Mức thu nhập hàng tháng của giáo viên và cán bộ quản lý:

+ Mức cao nhất: 13.903.430 đ

+ Mức thấp nhất: 2.778.403 đ

+ Bình quân: 8.340.916 đ

  1. c) Các khoản chi theo từng năm học: 2022-2023

Các khoản chi lương, phụ cấp theo lương và bảo hiểm: 10.545.885.637đ

– Chi bồi dưỡng chuyên môn, chi hội họp, hội thảo: theo quy chế chi tiêu nội bộ.

– Mức thu nhập hàng tháng của giáo viên và cán bộ quản lý:

+ Mức cao nhất: 14.456.614 đ

+ Mức thấp nhất: 654.545 đ

+ Bình quân: 9.377.962đ

  1. c) Chính sách và kết quả thực hiện chính sách hàng năm về trợ cấp và miễn, giảm học phí đối với người học thuộc diện được hưởng chính sách xã hội:

– Học kỳ I năm học 2021 – 2022: Miễn học phí cho 11 học sinh con hộ nghèo, 04 học sinh con mồ côi cha mẹ, 01 học sinh khuyết tật và 03 học sinh con gia đình thương bệnh binh; giảm 50% học phí cho 15 học sinh con hộ cận nghèo. Hỗ trợ chi phí học tập cho 16 học sinh con hộ nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh con mồ côi cha mẹ, tổng số tiền là 9.600.000đ.

– Học kỳ II năm học 2021 – 2022: Miễn học phí cho 01 học sinh con hộ nghèo, 05 học sinh con mồ côi cha mẹ; 03 học sinh khuyết tật và 04 học sinh con gia đình thương  bệnh binh; giảm 50% học phí cho 25 học sinh con hộ cận nghèo. Hỗ trợ chi phí học tập cho 09 học sinh con hộ nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh con mồ côi cha mẹ, tổng số tiền là 6.750.000đ.

– Học kỳ I năm học 2022-2023: Miễn học phí cho 02 học sinh con hộ nghèo, 04 học sinh con mồ côi cha mẹ, 04 học sinh khuyết tật; giảm 50% học phí cho 31 học sinh con hộ cận nghèo. Hỗ trợ chi phí học tập cho 10 học sinh con hộ nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh con mồ côi cha mẹ, tổng số tiền là 6.000.000đ.

– Học kỳ II năm học 2022-2023: Miễn học phí cho 04 học sinh con mồ côi cha mẹ, 04 học sinh khuyết tật và 02 học sinh con gia đình thương bệnh binh; giảm 50% học phí cho 18 học sinh con hộ cận nghèo. Hỗ trợ chi phí học tập cho 08 học sinh khuyết tật và học sinh con mồ côi cha mẹ, tổng số tiền là 6.000.000đ.

  1. d) Kết quả kiểm toán: Không có.

 

 

Nơi nhận:

– Như trên;

– Lư­u: VT, TCCB.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Nguyễn Hải Sơn

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *